10 video marketing ấn tượng với kinetic typography (phần 1)

Kinetic typography là một dạng thuộc video animation, được áp dụng nhiều trong các video marketing. Hãy cùng Modiaz điểm qua các video marketing ấn tượng sử dụng kinetic typographic trong bài viết sau. 


Kinetic typography là gì?

Kinetic typography hay Text animation (chữ chuyển động) là nghệ thuật bố trí kiểu chữ. Con chữ được sắp xếp và tạo chuyển động một cách đa dạng, sáng tạo. Bên cạnh hình ảnh, âm thanh, chữ viết và nội dung content trong video marketing cũng đóng vai trò quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa trong dự án, chiến lược Marketing. Đây còn là xu hướng thiết kế video animation và motion graphic nổi tiếng năm 2020. 

>>> Tham khảo: Top 7 xu hướng thiết kế video animation và motion graphic <<<

 

Loại animation này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Thu hút sự chú ý từ người xem bằng những chuyển động thú vị.

- Thông điệp được truyền tải một cách dễ dàng và ngay cả khi không có âm thanh.

- Gia tăng thời gian xem video và ở lại video bởi người xem cần phải đọc chữ. 

- Giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với đối thủ

- Tăng doanh thu và tiết kiệm được chi phí để làm video marketing. 

 

Kinetic typography được đánh giá là một cách tuyệt vời để kể câu chuyện về thương hiệu, dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy cùng học hỏi ý tưởng sử dụng text animation trong 10 video marketing, và video quảng cáo nổi tiếng. 


1. Build a Bigger Business (Shopify/Tony Robbins)

Đối tượng mục tiêu của video này là các doanh nhân, điều các doanh nhân cần chính là động lực, cảm hứng làm việc. Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiểu chữ động, âm nhạc và tiết tấu video nhanh, video này của Tony Robbins cho Shopify đã làm được điều đó.



Chủ đề của video marketing là “hunger”, và từ khóa này được xuất hiện nhiều lần trên màn hình cùng các key words khác, đồng thời, sự sắp xếp cực kỳ ăn khớp với giọng nói của Tony Robbins giúp video có thêm nhiều năng lượng. Shopify thực sự thành công trong việc truyền tải thông điệp và làm video trở nên đáng nhớ, hấp dẫn. 


2. New York Times Turkish Edition (Quba Michalski)

New York Times đã xây dựng các địa danh nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish) từ các trang báo trong số báo đầu tiên của New York Times tại Thổ Nhĩ Kỳ. Một số trang tin tức sử dụng để tái hiện phố Wall, tin tức giải trí cho Times Square, đưa người xem đi du lịch từ  Manhattan đến Istanbul. Với cách biến đổi đa dạng kiểu chữ, những danh lam, địa điểm này trở nên thơ mộng và ấn tượng hơn. 

 Ý tưởng đã giúp tờ báo Mỹ thu hút được nhiều người xem, tiếp cận đối tượng mục tiêu và tăng hình ảnh thương hiệu. 



3. Truyền thông nội bộ (Poppulo)

Kinetic Typography xuất hiện phổ biến trong các video ngắn, bởi loại animation giúp doanh nghiệp chứa đựng đầy đủ các thông tin cần có. 

Chữ viết trong video của Poppulo tràn đầy năng lượng, với các nét vẽ nhảy múa xung quanh màn hình, kết hợp biểu tượng dễ hiểu cùng giai điệu sôi nổi. Ví dụ trong cụm từ “uncover your vision” biến thành một cái chớp mắt đã giúp doanh nghiệp truyền tải ý tưởng hiệu quả và làm nội dung trở nên thú vị, không còn nhàm chán kể cả khi tập trung vào các chủ đề khô cứng như B2B. 



4. Jump (Ford F-150)

Trong video quảng cáo xe hơi của Ford F-150, chữ viết giống như nhân vật kể chuyện. Với video quảng cáo sản phẩm ngắn, chỉ trong 30s, rất khó để thương hiệu tạo ra sức ảnh hưởng, nhưng Ford lại có thể làm được điều này khi bắt đầu video với cụm từ “OK, LOOK”.

Cách tiếp cận “nhanh chóng” đã giữ thu hút sự chú ý của người xem và làm cho phần còn lại của video trở nên hấp dẫn.

 


Ford sử dụng kiểu chữ lớn, đậm phù hợp với chiếc xe lớn, mạnh mẽ và bằng cách truyền đạt đơn giản, Ford đã nâng tầm thương hiệu, tăng độ hiệu quả truyền thông và giúp hình ảnh thương hiệu ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. 

 

5. Keep Up (Honda)

Video này của Honda sử dụng kiểu Text animation để “thách thức” người xem chú ý. Một ý tưởng thiên tài giúp video trở nên viral và được sử dụng trên khắp thế giới, mặc dù ban đầu nó được dự định là một chiến dịch duy nhất ở Anh .

Cách các từ xuất hiện trên màn hình một lần và sau đó tăng dần theo tiến độ quảng cáo khiến người xem cảm thấy như họ đã bị “thách thức” và “pushed their limits” - đó là thông điệp cốt lõi của quảng cáo.

Thay vì làm cho chiếc xe trở thành tâm điểm của quảng cáo, Honda đánh vào trọng tâm và điều này làm cho video trở nên cực kỳ sắc nét.



>>> Đọc tiếp: 10 video marketing ấn tượng với kinetic typography (phần 2) <<<

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét