Tư duy làm video hoạt hình cơ bản

Với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể tiếp cận được cách làm video hoạt hình thông qua các công cụ làm video trực tuyến với sự hỗ trợ của nhiều tính năng tiện lợi, có sẵn. Tuy nhiên, để sản xuất được những video hoạt hình chất lượng nhất và thú vị, bạn vẫn cần xây dựng cho bản thân tư duy hoạt hình cơ bản nhất.

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn từng bước hình thành tư duy hoạt hình cơ bản nhất.

1. Hiểu về các phong cách hoạt hình khác nhau

lam-video-hoạt-hinh

Hiện nay có rất nhiều kiến thức về tạo hình khác nhau nhưng có thể tóm gọn trong những kiến thức phổ biến và quan trọng nhất mà bạn có thể tìm thấy trong bất kì khoá học, hướng dẫn và các tài liệu thông thường nào là:
  • Màu sắc - Bạn cần nắm được màu nào sử dụng trong hoàn cảnh nào thì phù hợp và kết hợp màu sắc sao cho hình ảnh được hài hoà
  • Bố cục - Kiến thức này liên quan đến việc bạn sắp xếp các vật thể hiển thị trên một màn hình sao cho hợp lý, đẹp mắt.
  • Luật phối cảnh - Việc sắp xếp và điều chỉnh kích cỡ của các vật thể sao cho hợp lý cũng là một trong những kiến thức vô cùng quan trọng.
  • Giải phấu cơ thể người - Việc có kiến thức cơ bản về các khớp hoạt động của các bộ phận có thể giúp bạn tạo chuyển động cho nhân vật chính xác và hợp lý hơn. Việc hiệu về giải phấu cũng có thể giúp bạn nhận ra một số quy luật cử động có thể phá vỡ và lược bỏ nhưng không làm hỏng chuyển động của nhân vật.

2.  Viết lời diễn giải video

lam-video-hoạt-hinh

Đầu tiên, hãy viết toàn bộ những sự việc mà bạn muốn nó sẽ diễn ra trong video. Việc lên lời thoại của các nhân vật trong video, bạn còn cần mô tả cụ thể những hành động, vẻ mặt của nhân vật đó ra sao. Bạn cần lên một ý tưởng rõ ràng và chi tiết về những gì sẽ xảy ra trước khi bắt tay vào tạo hình nhân vật.

3. Lên kịch bản storyboard cho video

lam-video-hoạt-hinh

Kịch bản là bước tiếp theo bạn phải thực hiện. Storyboard là những hình ảnh vẽ tay phác hoạ những hoạt động chính và các phân cảnh xuyên suốt video của bạn. Kịch bản này như một bản tóm tắt câu chuyện trong video được thể hiện dưới dạng hình ảnh và nhìn tương tự như một quyển truyện tranh.

4. Tạo hình chung các nhân vật 

lam-video-hoạt-hinh

Bạn sẽ cần một bản đối để đối chiếu trong từng phân cảnh bạn vẽ nhằm đảm bảo nhân vật đó đồng bộ từ đầu đến cuối video và các dáng, hành động của nhân vật cũng được thể hiện chân thật nhất. Việc vẽ nhân vật từ nhiều góc khác nhau và với một số biểu cảm cơ bản sẽ giúp ích cho việc tạo hình nhân vật trong từng khung hình dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể vẽ ra quần áo của nhân vật, đặc biệt là khi một nhân vật có thể thay đổi quản áo trong một số cảnh.

5. Phác thảo các hoạt động

lam-video-hoạt-hinh

Đây là một bản vẽ đơn trên một mặt giấy mô tả toàn bộ cử động của nhân vật trong một khung hình. Sau bước này, bạn sẽ có bức tranh bao gồm các cử động của nhân vật chồng lên nhau. Bức tranh này cũng đóng vai trò như một bản đối chiếu để những nhân vật trong các khung hình sẽ được mô tả chính xác cử động một cách tự nhiên.

6. Áp dụng quy tắc nén và giãn

lam-video-hoạt-hinh

Nén và giãn là khi bạn muốn làm quá, nhấn mạnh vào một chuyển động. Một ví dụ điển hình khi áp dụng quy tắc này là khi bạn mô tả chuyển động của một quả bóng. Nó thú vị hơn rất nhiều khi bạn nhìn thấy một quả bóng bị méo đi một chút lúc tiếp đất. Nếu chỉ là một hình tròn thông thường thì người xem có thể không nhận thấy được chuyển động va chạm đó.

7. Mô tả nhiều biểu cảm của khuôn mặt

lam-video-hoạt-hinh

Việc làm phim hoạt hình sẽ hiệu quả nhất khi người xem có thể đồng cảm với các nhân vật. Bạn có thể giúp cho ngừoi xem dễ dàng kết nối cảm xúc hơn nếu bạn có thể biểu hiện được nhiều nét mặt của nhân mật nhất và bằng cách chân thật nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý đến những cử động trên khuôn mặt khi thay đổi trạng thái cảm xúc. Việc mô tả nét mặt nhân vật không chỉ dừng lại ở việc tạo hình buồn, vui, giận dữ nữa.
Các bộ phận trên khuôn mặt biểu thị cảm xúc rõ nhất là chuyển động của lông mày, khoé miện và ánh mắt cùng với ngôn ngữ cơ thể của nhân vật. Ví dụ, khi nhân vật từ bất ngờ chuyển sang giận dữ, lông mày của họ sẽ nhướn cao, mắt mở to và há hốc mồm sau đó chuyển sang cau mày, nghiến răng.

8. Kiểm tra lại toàn bộ chuyển động

lam-video-hoạt-hinh

Bạn có thể lập giở liên tục các trang để xem chuyển động của nhân vật đã tự nhiên và chính xác chưa. Trong lúc tạo hình nhân vật, bạn cũng nên thường xuyên làm thao tác này để tránh việc phải sửa chữa sai sót nhiều.

9. Tạo hành động xen giữa

lam-video-hoạt-hinh

Các hành động xen giữa là những cử động nhỏ giữa các chuyển động chính và có vai trò giúp lấy đầy chuyển động sao cho tự nhiên và mượt mà. Bạn có thể vẽ hình xen giữa bằng cách thay đổi từng chi tiết nhỏ một của hình ảnh hoạt động chính. Càng chia nhỏ cảnh, hoạt động của nhân vật càng mượt mà hơn.

10. Bắt đầu thiết kế animation

lam-video-hoạt-hinh

Gán các ảnh bạn đã định hình từ trước đó với nhau sử dụng một phần mềm máy tính như Phốthop, GIMP, hoặc Pixlr để tạo bạn video cuối.

11. Thử sức với các phong cách hoạt hình khác nhau

lam-video-hoạt-hinh

Làm video hoạt hình truyền thống không chỉ bị giới hạn bởi bút và giấy. Bạn có thể ứng dụng trên nhiều phong cách khác nhau nứa, bao gồm:
  • Sách lật
  • Hoạt hình tĩnh vật
  • GIF
  • Machinima
Thông qua việc nắm bắt được tư duy làm video hoạt hình cơ bản bạn có thể triển khai công việc sản xuất video hoạt hình dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Nếu bạn cần sự hỗ trợ trong việc thiết kế ấn phẩm, sản xuất video animation, hãy liên hệ ngay với Modiaz để được tư vấn cụ thể hơn nhé!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét