Storyboard: Tạo Storyboard khi làm video hoạt hình 2D

Để sản xuất bất kì video thuộc thể loại nào, người sản xuất đều phải bắt đầu quá trình sản xuất bằng việc thiết kế những sự vật, sự kiện nào sẽ diễn ra trong từng phân cảnh. Một trong những phần quan trọng nhất của sản xuất video hoạt hình 2D là Storyboard - lên kịch bản.

Storyboard là gì?

lam-video-hoat-hinh-2d

Câu trả lời nằm ở những năm 1930 khi một người đàn ông đã làm thay đổi toàn bộ nền công nghiệp giải trí. Walt Disney đã khơi nguồn cho nhiều xu hướng mới. Ông đã tạo nên bộ phim hoạt hình đầu tiên có nhân vật vẽ bằng tay, ông cũng sáng tạo ra lông tiếng phim hoạt hình và tạo ra những Storyboard đầu tiên.
Bộ phim hoạt hình "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn" tốn 1.49 triệu đô. Quá trình sản xuất bộ phim tốn rất nhiều tiền và thời gian. Vì vậy, bạn sẽ muốn những sai sót xảy ra ít nhất.
Điều này đã thôi thúc sự ra đời và phát triển của Storyboard. Storyboard là một bản phác thảo liệt kê ra những phân cảnh sẽ xuất hiện trong một video. Đội ngũ sản xuất video từ đó có thể làm theo chỉ dẫn này để đảm bảo mạch của câu chuyện liên kết, móc nối và liền mạch trước khi đi vào làm video.
Mặc dụ các video hoạt hình 2D ngày nay có thể ngắn hơn rất nhiều, nhưng việc tạo storyboard vẫn vô cùng cần thiết trong sản xuất để tránh những chi phí và trì hoãn không đáng có.

Các loại Storyboard

Bạn có thể thiết kế nhiều kiểu storyboard khác nhau phụ thuộc vào thể loại video bạn làm. Ví dụ, nếu bạn đang sản xuất video với một đội ngũ nội bộ thì bạn sẽ không cần thiết phải có một storyboard quá chi tiết từng khung hình một vì cả đội đều biết video sản phẩm sẽ trông như thế nào. Mặt khác, nếu bạn đang hợp tác với một đội ngữ sáng tạo và đồng thời là một khách hàng thì storyboard của bạn sẽ cần phải rõ ràng và chi tiết hơn để mọi người đều hiểu được video sẽ trông ra sao.

Sau đây là một số loại Storyboard:

1. Truyền thống

Storyboard truyền thống bao gồm một loạt các hình vẽ phác thảo bằng chì giúp biên kịch, nhà sản xuất và đạo diễn hình dung được ý tướng trướng khi quá trình tạo video bắt đầu.
Storyboard truyền thống vẫn rất phổ biến trên các chương trình TV và ngành công nghiệp phim hiện nay bởi nó có thể thay đổi và sửa chữa nhanh chóng, không tốn kém.

2. Thumbnail

lam-video-hoat-hinh-2d

Thumbnail storyboard thường được sự dụng trong một đội làm việc nhỏ hay thậm chí là một người, những người đã nắm ró được ý tưởng hình hoạ trong cả video. Storyboard dạng này tạo rất nhanh và dễ dàng vì không yêu cầu vẽ phác hay viết chú thích cụ thể. 

3. Digital

Digital storyboard phù hợp nhất trong làm video hoạt hình 2D bởi bạn có thể sử dụng những hình minh hoạ chính xác sẽ xuất hiện trong video cuối cùng. Điều này giúp mọt người hình dung rõ nét hơn về sản phẩm video sẽ trông như thế nào.
Nhiều đơn vị sản xuất video lựa chọn digital storyboard để đảm bảo rằng các khách hàng cảm thấy hài lòng với các tạo hình và câu truyện trước khi đi vào sản xuất animation. Việc này sẽ giúp giảm thiểu những thay đổi và sai sót ở những công đoạn sau và khách hàng cũng yên tâm hơn về thành phẩm.

lam-video-hoat-hinh-2d

Nếu bạn muốn làm công đoạn này thực sự cẩn thận, bạn có thể tạo nhiều storyboard một cách chi tiết. Bắt đầu với thumbnail storyboard, sau đó thêm chữ hoặc chú thích để tạo thành storyboard truyền thống. Cuối cùng, khi bạn đã khá ưng ý với storyboard của mình, hãy tạo digital storyboard để có một khung sường cụ thể cho video.

Các bước tạo Storyboard

Có rất nhiều loại stortboard như đã liệt kê ở trên và cũng có rất nhiều khách để tạo storyboard khác nhau. Dưới đây chúng mình sẽ chia sẻ theo thứ tự các bước để tạo storyboard. Không phải lúc này bạn cũng phải tuân theo mọi bước này, vậy nên hãy chủ động và linh hoạt thay đổi một hay hai bước mà không áp dụng được cho video bạn đang sản xuất.

1. Triển khai lời thoại

lam-video-hoat-hinh-2d

Đầu tiên, bạn hãy viết lời thoại video thành câu cú hoàn chình. Có nhiều cách khác nhau để viết thoại và việc viết thoại tương ứng với mỗi cảnh quay là một cách phổ biến nhất.
Ở bước này, quan trọng là bạn phải lên kể hoạch cho storyboard sẽ xuất hiện và tạo thứ tự để tránh gây nhầm lẫn.

2. Xác định phong cách tạo hình

lam-video-hoat-hinh-2d

Bước này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang làm cho một khách hàng. Phong cách tạo hình chưa cần thiết phải xuất hiện trong thoại nhưng cần phải thể hiện trên storyboard. Sự khác biệt giữa tạo hình 2D và 3D đặc biệt quan trọng và bạn cần phải cân nhắc.

3. Tạo danh sách các hình hoạ

Sau khi đã có lời thoại hoàn chình tương ứng theo thứ tự phân cảnh và xác định được phong cách tạo hình, đã đến lúc bạn lên danh sách những vật thể bạn cần phải vẽ.
Mặc dù bước này không thực sự cần thiết nhưng nó sẽ giúp đảm bảo rằng không có vật thể nào trong video bị thiếu và đồng thời cũng giúp bạn rà soát lại và thêm một vài chi tiết cho hình ảnh trước khi tạo animation.

4. Bắt đầu vẽ

Đây là công đoạn thú vị nhất! Lựa chọn thể loại storyboard hiệu quả nhất đối với dự án của bạn và bắt đầu triển khai vẽ. Với video hoạt hình 2D, bạn nên sử dụng digital storyboard với phần mềm hỗ trợ như Adobe Illustrator hoặc một phần mềm tương tự (Inkscape, Gravit).

5. Thêm chú thích

Sau khi hoàn thành storyboard, hãy thêm chú thích vào mỗi phân cảnh để mọi người có thể hiểu và nắm bắt dễ dàng hơn. Bạn có thể chú thích bằng cách thu âm, hội thoại cho nhân vật hoặc diễn giải những gì đang diễn ra tại cảnh này.

6. Bổ sung ghi chú Animator 

lam-video-hoat-hinh-2d

Việc ghi chú cẩn thận các animation được sử dụng sẽ giúp việc thiết kễ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn muốn phóng to, thu nhỏ, xoay vòng... hãy ghi chú lại chi tiết trong storyboard để thông báo tới đội của mình.
Những ghi chú này có thể tạo nhanh bằng các mũi tên đơn giản chỉ vào vật thể và hướng bạn muốn tập trung tới.

7. Rà soát lại toàn bộ với cả đội

Bước cuói cùng của tạo storyboard là kiểm tra lại toàn bộ với tất cả đội ngũ sản xuất. Một trong những công dụng quan trọng nhất của storyboard là giảm thiểu sai sót và tốn kém chi phí trong các bước sau của quá trình làm video hoạt hình 2D. Vì vậy, việt kiểm tra lại kỹ lưỡng là vô cùng quan trọng.

Storyboard là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất video. Đây là bản tổng hợp mình phác thảo hoặc minh hoạ liệt kê ra những phân cảnh quan trọng được lên kế hoạch trước trong một video trước khi sản xuất. Storyboard giúp bạn tránh được các sai sót mà có thể khiến bạn phải làm lại toàn bộ quá trình sản xuất từ đầu.

Bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế và sản xuất video doanh nghiệp của Modiaz, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tạo hồ sơ doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét