Để những đoạn thông tin dài dòng, khô khan trở nên dễ nhớ và ấn tượng, sự sáng tạo trong quá trình mô phỏng dữ liệu là vô cùng quan trọng. Những hạn chế vốn có của hình thức inforgraphics nay đã được khắc phục nhờ interactive infographics (đồ hoạ trực quan tương tác) và motion infographics (đồ hoạ trực quan chuyển động) hay chính là video animation dưới dạng infographics.
Hiện nay các video infographics đang trở thành xu hướng và tạo nên tiêu chuẩn mô phỏng dữ liệu mới. Các video dạng này trực quan hơn và thú vị hơn các hình ảnh infographics thông thường. Hơn nữa, một video infographics có sức thu hút và truyền tải thông tin hiệu quả hơn một bài trình bày PowerPoint.
Với sự phát triển của các công cụ chỉnh sửa video, việc tự mình làm video animation dạng infographics không phải là một thử thách lớn. Với 10 bước sau đây, bạn sẽ có thể tự làm video infographics riêng cho mình mà không phải tốn quá nhiều chi phí đắt đỏ.
1. Xác định mục tiếu và đối tượng người xem
Trước khi bắt tay vào làm video, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau đây:- Mục đích của video này là gì?
- Đối tượng nào sẽ được hưởng lợi ích sau khi xem video?
- Bạn muốn người xem sẽ có suy nghĩ hay hành động gì sau khi xem video?
2. Thu thập dữ liệu từ các nghiên cứu, thống kê
Dữ liệu thông tin cho infographics có thể được thu thập bằng nhiều cách từ nhiều nguồn khác nhau.
- Nghiên cứu sơ cấp (VD: Phỏng vấn, khảo sát, case studies...)
- Nghiên cứu thứ cấp (VD: Các bài báo, nghiên cứu hay dự án khoá học của các nhà nghiên cứu khác)
- Các nguồn khác (nghiên cứu thị trường, các nhóm đối tượng mục tiêu, phỏng vấn khách hàng)
- Hoặc sự dụng các công cụ như Google Consumer Survey, Ask Your Target Market, Mechanical Turk, CIA World Facts, Google Public Data Explorer, The Guardian Data Store.
3. Dẫn dắt câu truyện
Bạn cần xác định loại video infographics bạn cần và có hiệu quả với mục đích ban đầu của bạn đặt ra. Video có thuyết minh không hay chỉ có nhạc nền đơn thuần? Chúng ta thường thấy video infographics sẽ đi cùng nhạc nền thay vì lời thuyết minh vì các video dạng này tập trung vào thị giác của người xem hơn.
Video infographics là một phương pháp kể chuyện dữ liệu mới. Không có một cốt chuyện xuyên suốt, video của bạn sẽ chỉ đơn thuần là một video thông tin. Một dòng chảy thông tin mạch lạc, rõ ràng và có hệ thống sẽ thu hút được sự tập trung của người xem và giúp họ ghi nhớ dễ dàng hơn. Giữa các con số, bạn có thể tìm sự đồng điệu để tạo sự kết nối, hệ thống. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết những câu script hài hước giúp cho video thú vị hơn. Sự kết hợp giữa lối dẫn dắt thông tin cuốn hút và phần hình ảnh video độc đáo sẽ tạo nên một video animation dạng inforgraphics hoàn hảo.
4. Lựa chọn công cụ phù hợp
Nếu bạn lựa chọn sai công cụ làm video animation, việc sản xuất video sẽ vô cùng chật vật. Vì vậy, bạn cần phải lựa chọn một công cụ có hỗ trợ đa dạng nhiều tính năng và dễ sử dụng.
Nếu bạn là một designer chính chuyên, phần mềm Adobe After effects sẽ là một sự lựa chọn tuyệt với. Nhưng nếu bạn muốn một công cụ chỉnh sửa phù hợp với những người không chuyên nhưng vẫn có đủ tính năng và dễ sử dụng, có thể làm video animation trên phần mềm chỉnh sửa video trực tuyến, Moovly.
5. Lựa chọn phong cách video hoặc template
Đến bước này là bạn đã có một ý tưởng video và công cụ một cách cụ thể, rõ ràng. Bạn cần lựa chọn một phong cách video mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Hiện nay có rất nhiều công cụ làm video cũng như các bên cung cấp những template đẹp và dễ dàng chỉnh sửa. Điều này giúp cho bạn dễ dàng làm video hơn đáng kể.
- Video infographic 2D
- Kinetic Typography
- Animation trên nền bảng trắng
- Hoạt hình tĩnh vật
6. Tập trung vào trình bày
Nếu bạn có kế hoạch làm video infographic, bạn cần phải nhận biết được các "Assets" để tạo nên video. Ví dụ, bản đồ, biểu đồ, số liệu, bảng,...). Mục tiêu cơ bản của việc làm video animation dưới dạng infographics là dữ liệu và mô phỏng trực quan. Tập trung đầu tư trình bày bố cục, màu sắc là một điểm vô cùng quan trọng. Trước khi đổ màu cho video, hãy lựa chọn một bảng với các kết hợp màu sắc hợp lý để thống nhất trong toàn bộ video. Bạn có thể tham khảo bảng màu, các phối màu trên Adobe Color.
7. Sản xuất video
Ở bước này, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, quá trình sản xuất video chính thức bước vào thực hiện. Quá trình này bao gồm quy trình tạo hình animation cũng như là chèn nhạc nền hoặc lời thoại dẫn. Lựa chọn nguồn nhạc chất lượng và giấy phép sử dụng phù hợp cũng là một việc vô cùng quan trọng. Làm video infographics cũng tương tự như các video thông thường khác ngoại trừ có một số thay đổi nhỏ:
- Đầu tiên, sắp xếp các câu chữ và thông tin theo trình tự hợp lý, logic. Kiểm tra sự liên kết giữa các thông tin với nhau.
- Tạo hình animation tương ứng với script.
- Điều chỉnh thời gian của các chuyển động và phân cảnh của video.
- Chèn nhạc hoặc clip thu âm.
- Kiểm tra lại video.
8. Kiểm tra video nhiều lần và chỉnh sửa
Sau khi bạn kiểm tra lại video của mình, bạn có thể nhìn ra những lỗi còn sót trong video. Hãy tiếp tục chỉnh sửa cho đến khi hoàn thiện video một cách hoàn hảo nhất.
Điều kiện để đánh giá một video infographic hoàn thiện bao gồm:
- Thông tin dữ liệu chính xác, đáng tin cậy.
- Đi đúng trọng tâm với những dữ liệu giới hạn.
- Đầy đủ thông tin hữu ích và có giá trị sử dụng.
- Tối ưu hoá video theo chuẩn SEO.
- Chuyển động đồ hoạ mượt mà và đẹp mắt. Bạn có thể tham khảo thêm một số hiệu ứng AE hiệu quả và đẹp mắt thường được sử dụng.
9. Xuất file và đăng tải
Cuối cùng, video của bạn đã hoàn thành. Tiếp tục làm theo các bước sau để hoàn thành công đoạn cuối cùng.
- Xuất file video và đăng tải chúng lên các nền tảng như YouTube, Vimeo...
- Chia sẻ vidoe của bạn qua các kênh Facebook, Twitter hoặc các trang mạng xã hội khác.
- Đăng tải video lên website chính hoặc blog của doanh nghiệp.
- Chia sẻ video thông qua email gửi tới khách hàng.
10. Tái sử dụng video
Sau khi bạn hoàn thành xong một video infographic, bạn có từng nghĩ rằng sẽ tái sự dụng nó cho một video với mục đích khác?
Bạn có thể chỉnh sửa lại đôi chỗ của video cũ và sử dụng nó để tạo nên một video khác. Đặc biệt những template tiêu biểu và dễ sử dụng hoàn toàn có thể được sử dụng nhiều lần cho các mục đích khác nhau. Việc này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất video.
Như vậy, với quy trình làm video animation dạng infographic 10 bước kể trên, bạn đã có thể tự sản xuất cho mình một video hoàn chỉnh. Tuy nhiên, công việc thiết kế làm video ngoài những yêu cầu về kỹ thuật có thể dễ dàng khắc phục, còn đòi hỏi khả năng thẩm mỹ và khiếu nghệ thuật. Điều này thể hiện ở sự tinh tế khi sắp xếp nội dung, thiết kế hình ảnh tương ứng và lựa chọn nhạc...
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu sản xuất video animation hay cần thiết kế ấn phẩm, hãy liên hệ ngay với Modiaz - Phòng Media Thuê Ngoài để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm: Viết kịch bản video với 4 bước đơn giản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét