Nguồn nhạc chất lượng hoàn toàn miễn phí khi làm video hoạt hình

Bạn đã từng xem phim kinh dị mà tắt tiếng bao giờ chưa? Nếu bạn chưa từng làm như vậy, để tôi bật mí cho bạn điều này: nếu không có nhạc nền thì bộ phim chẳng còn đáng sợ chút nào nữa.

Âm thanh là tất cả! Sử dụng nhạc hiệu phù hợp với video của bạn có thể làm tăng những cảm giác và xúc cảm bạn muốn biểu hiện. Cho dù là một đoạn nhạc giao hưởng ngẫu nhiên, một tiếng trống dồn hay một bài nhạc nào đó phụ hoạ sau những cảnh quay đều đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo cảm xúc cho người xem.
Tuy nhiên, để tìm được nguồn nhạc chất lượng và sử dụng thoải mái, hợp pháp lại là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ gợi ý cho bạn một số nguồn nhạc chất lượng giúp cho việc lựa chọn âm thanh trong video ít rủi ro hơn, và có thể là dễ dàng hơn một chút.

Hầu hết các bài hát, nhạc hiệu được chia thành 4 loại chính

lam-video-hoat-hinh

Trước khi đi tìm những nguồn nhạc khi làm video hoạt hình, hãy cùng điểm qua 4 thể loại âm thanh chính mà bạn có thể sử dụng.

1. Nhạc bản quyền

Loại âm thanh này bao trùm hầu hết tất cả các bài nhạc hay nhạc hiệu thịnh hành, nổi tiếng. Công ty thu âm của DJ Khaled sẽ không hài lòng nếu bạn sử dụng các bài thu âm của công ty mà không trả phí. Vì vậy, nếu hầu bao của bạn không dư dả, đây là điều mấu chốt: Tôn trọng bản quyền và chỉ sử dụng nhạc từ những nguồn sẽ được liệt kê sau đây.

2. Tài sản sáng tạo công cộng

Các bài nhạc được gắn mác tài sản sáng tạo công cộng (CC) đều có bản quyển nhưng có thể được sử dụng miễn phí nếu bạn tuân thủ một số điều khoản và quy định cụ thể kèm theo. Có rất nhiều loại giấy phép CC khác nhau. Bạn có thể truy cập vào website của CC để tìm hiều chi tiết hươn về các loại giấy phép này.

3. Trả phí bản quyền 1 lần

Loại nhạc này yêu cầu bạn sẽ trả tiền một lần duy nhất để sử dụng bài nhạc đó và không cần trả thêm bất cứ khoản phí nào để tái sử dụng sau đó. Một số trường hợp sẽ yêu cầu bạn phân phối và trích dẫn nguồn để đổi lại việc sử dụng bài nhạc miễn phí. Một số khác sẽ bắt bạn phải trả phí trực tiếp để sử dụng. Hãy kiểm tra thật kĩ hình thức trả phí được yêu cầu trước khi sử dụng nhé!

4. Nhạc không bản quyền

Nhạc khong gắn bản quyền có thể do bản quyền hết hạn hoặc người sở hữu chủ ý không gắn bản quyền nhạc. Hầu hết các nguồn nhạc không bản quyền thường là các bài nhạc cũ và lỗi thời. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và lựa chọn nhạc kỹ lượng sao cho phù hợp với mục đích và nội dung video của mình.

Các nguồn nhạc chất lượng được yêu thích

lam-video-hoat-hinh

Free Music Archive (https://freemusicarchive.org/)

Đây là một cơ sở dữ liệu khổng lồ bao gồm hầu hết các bài hát và nhạc hiệu thuộc tìa sản sáng tạo công cộng. Bạn có thể tìm thấy nhiều thể loại và phông cách nhạc đa dạng mà bạn muốn tại trang này.

FreeSound (https://freesound.org/)

Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều nhạc nền trên FreeSound có thể sử dụng để sản xuất phim. Trang này cũng có một số lượng lớn các hiệu ứng ấm thanh đa dạng nếu bạn có nhu cầu.

CCMixter (http://ccmixter.org/)

Một nguồn nhạc tài sản công cộng khá đầy đủ và hữu ích.

Pond5 Public Domain Project (https://www.pond5.com/fr/free)

Pond5 sưu tầm gần 3000 bài nhạc không bản quyền để bạn khám phá.

OpSound (http://opsound.org/pool/genre/)

OpSound là một nguồn nhạc thuộc tài sản sáng tạo công chất lượng khác.

FreePD (https://freepd.com/)

Mọi bài nhạc trên trang web này đều không gắn bản quyền và được cập nhập mới thuwongf xuyên nhưng lại không có nhiều sự lựa chọn.

PublicDomain4U (https://publicdomain4u.com/)

Trang này có sưu tầm một số lượng ít các bản nhạc Jazz và nhạc trữ tình ngày xưa. Nếu bạn đang cần tìm những bài nhạc như vậy, có thể tham khảo qua trang web này.

Incompetech (https://incompetech.com/music/royalty-free/)

Tất cả các bài nhạc trên Incompetech đều được sản xuất bởi 1 người, bao trùm nhiều thể loại đa dạng và được phát hành với giấy phép bản quyền tải sản sáng tạo công.

BenSound (https://www.bensound.com/)

Đây là một nguồn nhạc công cộng khác mà bạn có thể tham khảo.

YouTube Audio Library (https://www.youtube.com/audiolibrary/music)

Bạn có biết rằng YouTube có một thư viện nhạc và hiệu ứng âm thanh miễn phí khổng lồ không? Hãy tham khảo nguồn nhạc chất lượng này nhé!

Kiểm tra bản quyền

lam-video-hoat-hinh

Trước khi đưa vào sử dụng bất kì đoạn nhạc nào, bạn nên luôn luôn kiểm tra lại giấy phép và quyền sử dụng để đảm bảo bạn đã tuân theo đúng các điều khoản của họ. Nếu bạn có một khoản ngân sách nhỏ cho việc mua nhạc bản quyền, có thể tham khảo thêm các nguồn sai: Audioblocks, Soundstripe, Bedtracks, MusicBed, PremiumBeat và AudioJungle. 
Dù cho bài nhạc bạn sử dụng là miễn phí hay trả phí, luôn phải kiểm tra kĩ dàng và đảm bảo tuân thủ đúng các điều khoản trong giấy phép bản quyển đính kèm. Phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nhạc, bạn có thể cần đến nhiều loại giấy phép khác nhau. Nếu bạn cảm thấy mơ hồ hay còn nghi ngờ, luôn đọc kĩ những cảnh bào và tham khảo những người được uỷ quyền về tính pháp lý xung quanh việc sử dụng nhạc cho video hoạt hình của bạn.

Bản quyền âm thanh là một chủ để phức tạp và liên tục đổi mới, cải cách, vì vậy có thể gây khó khăn và nhầm lẫn đối với người sử dụng. Để đề phòng những trường hợp vi phạm bản quyển và tránh bị xử phạt, nên đề phòng và thận trọng kiểm tra kĩ càng trước khi sử dụng nhạc với mục đích quảng cáo và truyền thông đại chúng.

Nếu bạn muốn có thêm nhiều thông tin về làm video hoạt hình hay sản xuất video cho doanh nghiệp, liên hệ ngay với Modiaz!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét