Mẹo và thủ thuật giúp bạn làm hoạt hình 2D chuyên nghiệp

Hoạt hình 2D là thể loại loại animation phổ biến nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi để tạo phim hoạt hình, video quảng cáo, tài liệu giáo dục, trò chơi, và nhiều hơn nữa. Dưới đây là những mẹo và thủ thuật giúp bạn làm hoạt hình 2D chuyên nghiệp.

Với sự gia tăng của nội dung video, ngày càng nhiều doanh nghiệp cân nhắc sử dụng hoạt hình 2D để quảng cáo, vì chúng tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 20%. Có rất nhiều cách để doanh nghiệp của bạn có thể triển khai làm hoạt hình 2D. Bạn có thể thuê đội ngũ sản xuất hoạt hình hoặc sử dụng các công cụ làm video trực truyến. 

Dù là làm hoạt hình 2D hay bất kỳ loại animation nào khác, mục đích cuối cùng của chúng ta đều là làm cho nó chân thực và ấn tượng hơn. Nhưng làm thế nào để làm cho những bản vẽ vô hồn trở nên sống động hơn? 

Hẳn bạn đã từng nghe đến 12 nguyên tắc cơ bản làm hoạt hình 2D từ các họa sĩ hoạt hình gạo cội của Disney, Ollie Johnston và Frank Thomas. Dù đã xuất hiện từ 30 năm trước nhưng những nguyên tắc của nó vẫn được những studio làm phim hoạt hình hoặc làm phim quảng cáo giỏi nhất trên thế giới áp dụng mỗi ngày. Dưới đây là 12 nguyên tắc vàng đó.

1. Sự co và giãn của chuyển động 

Thêm thắt cho các nhân vật hoạt hình hiệu ứng về trọng lực, trọng lượng, khối lượng và tính linh hoạt trong co giãn chuyển động của nhân vật.

lam-hoat-hinh-2d

2. Sự lấy đà, lấy trớn cho một chuyển động

Làm hành động nhân vật chân thực hơn và giúp người xem dự đoán
lam-hoat-hinh-2d

3. Dàn dựng

Sử dụng chuyển động để dẫn dắt mắt người xem và thu hút sự chú ý của họ đến những thứ quan trọng trong bối cảnh đó.
lam-hoat-hinh-2d

4. Sự diễn tiến và Sự chuyển hoá điệu bộ – tư thế – hình dạng

Sự diễn tiến (Straight Ahead) giúp tạo các chuyển động thực tế trong khi Sự chuyển hoá (Pose to pose) giúp kiểm soát nhiều hơn trong bối cảnh và tăng hiệu ứng của chuyển động.
lam-hoat-hinh-2d

5. Sự diễn tiến khi kết thúc hành động và Sự kết nối chuỗi hành động 

Khi vật thể ngừng chuyển động, các phần khác nhau của vật thể sẽ dừng ở các mức độ khác nhau. Tương tự, không phải mọi thứ trên cùng một đối tượng sẽ di chuyển với cùng tốc độ.
lam-hoat-hinh-2d

6. Bắt đầu chậm rãi và kết thúc chậm rãi của đường cong thời gian

Bắt đầu và kết thúc chậm rãi. Trong hoạt ảnh, cách để tạo hiệu ứng này là thêm nhiều khung hình ở đầu và cuối của chuỗi hành động. 
lam-hoat-hinh-2d

7. Di chuyển theo đường cong

Tuân theo các định luật vật lý. Hầu hết các đối tượng di chuyển theo một vòng cung hoặc một đường dẫn và phản ánh vòng cung đó.
lam-hoat-hinh-2d

8. Ảnh hưởng chuyển động phụ

Các hành động phụ được sử dụng để hỗ trợ hoặc nhấn mạnh hành động chính đang diễn ra trong một phân cảnh. Hành động phụ giúp tăng nhiều phân đoạn hơn cho các nhân vật.
lam-hoat-hinh-2d

9. Thời gian của từng chuyển động

Quản lý thời gian và Khoảng cách của khung hình ảnh thay đổi trong từng khoảnh khắc

10. Sự cường điệu

Thêm một số cường điệu vào các nhân vật để làm sống động hơn.
lam-hoat-hinh-2d

11. Phối cảnh

Nắm rõ những nguyên tắc phối cảnh cơ bản khi tạo hình, như làm thế nào để vẽ trong không gian ba chiều, các hiểu biết hình dạng giải phẫu, trọng lượng và khối lượng, ánh sáng và bóng tối.
lam-hoat-hinh-2d

12. Sự lôi cuốn của nhân vật

Tạo ra nhân vật có cá tính cuốn hút cùng thiết kế dễ cảm nhận và phối cảnh tốt để thu hút người xem.
lam-hoat-hinh-2d

Tuy nhiên, đây chỉ là các nguyên tắc vàng và cơ bản của mọi animator khi làm hoạt hình. Việc áp dụng cần phải linh hoạt. Hãy luôn tìm kiếm thêm nhiều mẹo và thủ thuật khác nhau để nâng cao kỹ năng của bạn và tạo ra hình ảnh động tuyệt vời hơn nữa. Nhờ đó, bạn sẽ phát triển được phong cách của riêng mình.

Một trong những mẹo quan trọng nhất bạn cần nhớ là: lập kế hoạch cho mọi chi tiết của hoạt hình. Tưởng tượng cách bạn muốn trình bày tất cả các cảnh và những hành động trong từng cảnh, phần nào phải được nhấn mạnh, hành động chính và phụ là gì, phát triển từng nhân vật thế nào và ghi chú đầy đủ lại.

Hãy học cách giao tiếp cảm xúc thông qua nét mặt và ngôn ngữ cơ thể. Để tạo hiệu ứng hoạt hình chân thực, bạn cần quan sát và nghiên cứu các cử chỉ và chuyển động cơ thể một cách chi tiết. Đừng sợ phóng đại và thêm cường độ khi làm hoạt hình 2D. 

Và ngoài ra, để chắc chắn rằng bạn đã thành thạo kỹ năng xây dựng hành động thực và mối quan hệ giữa các nhân vật của mình, hãy thử xem sản phẩm cuối cùng của bạn mà không cần lồng tiếng. Xem cách các nhân vật của bạn giao tiếp với nhau, cách họ hành động, những cảm xúc họ thể hiện. Chúng có đủ chân thực không?
lam-hoat-hinh-2d
Tiếp đến là giai đoạn dọn dẹp chỉnh sửa. Đây được coi là một trong những bước quan trọng trong quy trình làm hoạt hình 2D. Trong quá trình khó khăn này, bạn có thể thiếu mất một số chi tiết quan trọng nếu không cẩn thận. Để đảm bảo các ý tưởng và concept ban đầu được giữ nguyên, hãy để ý các layer mới và các layer giống nhau trong hoạt hình 2D của bạn.

Điều cuối cùng là luôn nhìn toàn bộ hình ảnh trong các cảnh. Bạn có thể bỏ lỡ một số chi tiết không quan trọng, nhưng nên nhấn mạnh các phần chính trong hoạt hình và biến chúng thành trung tâm của sự chú ý.

Và theo thời gian, bạn sẽ học cách sử dụng thuần thục các mẹo và thủ thuật này để đưa hoạt hình 2D của mình lên một cấp độ hoàn toàn mới!

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm một đội ngũ sản xuất video hoạt hình 2D chuyên nghiệp với chi phí tiết kiệm và hợp lý, hãy liên hệ ngay với  Phòng media thuê ngoài Modiaz tại đây để nhận được sự tư vấn và đưa ra các giải pháp phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của mình nhé!

Xem thêm: Dùng Storytelling thế nào để làm video hoạt hình giữ chân người xem?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét