Muốn thương hiệu khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng? Hãy làm video animation! (P1)

Những nghiên cứu khoa học về cách mà chúng ta tiếp nhận thông tin mỗi này là minh chứng cho việc làm video animation là cách tốt nhất để kích hoạt khả năng tiếp nhận thông tin, thu hút sự chú ý của người xem và giúp thương hiệu khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Hãy cùng tìm hiểu tại sao video animation sẽ là chiến lược tiếp thị hiệu quả cho thương hiệu của bạn!

Hẳn ai làm ngành truyền thông quảng cáo cũng nằm lòng nhiệm vụ "làm cho người tiêu dùng biết đó là quảng cáo mà vẫn muốn dành 3 phút cuộc đời vốn rất quý để xem nó". Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào làm một quảng cáo hay để chiếm được 3 phút quý giá của người tiêu dùng, chúng ta cần tìm hiểu cách mà họ tiếp nhận thông tin thường ngày.

3 cách thức tiếp nhận thông tin của một người tiêu dùng bình thường

Neil Fleming, giáo sư từ Đại học Lincoln ở New Zealand, đã quan sát hơn 9.000 bài giảng trên lớp. Thông qua nghiên cứu sâu rộng của mình, ông phát hiện ra rằng một người tiêu dùng bình thường đang tiếp nhận thông tin theo 3 cách khác nhau:

1. VISUAL (hình ảnh tĩnh hoặc động)
2. AUDIO (hiệu ứng âm thanh hoặc âm nhạc)
3. KINESTHETIC (cảm xúc vận động)
lam-video-animation
Bây giờ có một câu hỏi hấp dẫn được đặt ra cho bạn:

Điều gì xảy ra nếu có một cách mà bạn có thể đạt được tất cả các yếu tố này cùng một lúc? Bạn có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, kích hoạt cảm xúc của họ và sử dụng cả 3 cách thức trên cùng một lúc?

Câu trả lời là làm video animation. Đây chính là sức mạnh tác động tới tâm trí người xem của định dạng này. Hoạt hình kích hoạt não họ nhận thức thông qua việc sử dụng hình ảnh động, âm thanh và bằng cách tạo ra trải nghiệm cảm xúc.

Vậy bằng cách làm video animation, thương hiệu có thể tác động tới người tiêu dùng như thế nào? Hãy cùng Modiaz tìm hiểu về 3 phương thức này nhé!

Một số người tiếp nhận thông tin tốt nhất bằng cách “nhìn” qua hình ảnh. Trong khi có những người có thể tiếp nhận tốt nhất bằng cách “nghe”, như nghe một người giải thích hay qua “cảm nhận” bằng cách sử dụng nó để tương tác và trải nghiệm.

Giáo sư Fleming đã tổ chức các workshops trên khắp thế giới để giải thích lý thuyết này nhằm giúp mọi người có thể tối ưu hóa kế hoạch học tập và giảng dạy ở đại học, nâng cao chất lượng các buổi thuyết trình doanh nghiệp hay tăng trải nghiệm người dùng website, v.v. Trong các workshops, Fleming đưa ra một câu hỏi giúp người tham dự tự tìm được cho mình cách tiếp nhận thông tin tốt nhất.

Dưới đây là một ví dụ:
lam-video-animation
Bạn có nhận ra rằng, bằng cách trả lời câu hỏi này, người tham dự sẽ tìm ra hình thức thu hút họ và tốt nhất để tối ưu khả năng tiếp nhận thông tin của họ không?
lam-video-animation
Mấu chốt của câu hỏi này là để cho bạn thấy rằng khán giả của bạn có các cách tiếp cận thông tin khác nhau. Một số người thích nghe trong khi những người khác thích xem hoặc thích đọc.

Dưới đây là 3 ví dụ về mỗi hình thức tiếp nhận thông tin thông qua các kênh truyền thông quảng cáo khác nhau. Khi bạn xem qua các ví dụ này, hãy nghĩ rằng nó sẽ có tác động lớn tới người xem đến mức nào khi có một nền tảng tận dụng đồng thời cả 3 hình thức đó.

Visual - Làm video animation để tăng trải nghiệm hình ảnh 

Để thấy sức mạnh của việc truyền đạt thông điệp qua hình ảnh, hãy nhìn vào bao bì sản phẩm của Kellogg’s, một brand ngũ cốc ăn sáng. Để thu hút khán giả, họ không chỉ sử dụng mỗi chữ (như hình ảnh này):
lam-video-animation
Họ “VISUAL” lên để thu hút sự chú ý của bạn (với hình ảnh này):
lam-video-animation
Trong bức ảnh này, có tận 5 thông điệp ngụ ý phát ra cùng một lúc, khiến bạn phải suy nghĩ lại trước khi vượt qua cuộc phiêu lưu ẩm thực này - tất cả bằng lợi thế của Visual.
lam-video-animation
Chỉ trong độc một hình ảnh, bạn đã trải nghiệm 5 thông điệp ngụ ý mà chỉ sử dụng hình ảnh (thu hút sự chú ý của bạn mạnh mẽ đến mức buộc bạn mua nó).

1. Chủ đề rừng rậm (khoanh ô xanh dương) - khiến bạn có cảm giác sản phẩm ngũ cốc này là kho báu từ thiên đường Thái Bình Dương.

2. Gặp gỡ Toucan, người bạn thân mới nhất của bạn (khoanh ô vàng) - chú chim hạnh phúc từ thiên đường với đôi mắt mở to và có vẻ như đang dành thời gian tận hưởng cuộc sống, khiến bạn cảm thấy như có một cuộc phiêu lưu tuyệt vời đang chờ đợi. Nhân vật hoạt hình này đóng vai trò trung tâm trong việc làm cho trải nghiệm sản phẩm được cá nhân hóa, mang sự thú vị và có tính chất phiêu lưu. Lần cuối cùng bạn có một bát trái cây từ thiên đường cho bữa sáng là khi nào? Chú chim hạnh phúc đang mang đến tất cả những điều tốt đẹp cho bạn trong chiếc hộp Froot Loops vui nhộn này.

3. Biển nhà của Toucan (khoanh ô trắng), chú chim kỳ lạ thân thiện đang mời bạn đến ngôi nhà trên cây của anh ta trong rừng rậm, nơi bạn sẽ ăn Froot. 

4. Ngũ cốc đang nhảy múa trong bát (khoanh ô xanh lá). Bát sữa giống như đến từ một thác nước. Điều này không phải là ngẫu nhiên. Ý định ở đây là tạo ra một hình ảnh làm bạn phải thốt rằng, Wow, nhìn vui ghê!

5. Hương vị trái cây tự nhiên (khoanh ô cam) - được viết trên bảng hiệu gỗ trang trí bằng trái cây sặc sỡ sắc màu. Nếu nó có màu đen trắng hoặc chỉ là chữ trơn thì đó không phải là một thông điệp ngụ ý. Mục đích của cả bảng hiệu này chính là để chỉ ra tính “thiên nhiên” trong sản phẩm ngũ cốc.

Không cần nói hay viết bất cứ điều gì - hộp ngũ cốc tự sử dụng bao bì của nó để nói lên thông điệp bán hàng.

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình sản xuất video, Modiaz - phòng media thuê ngoài luôn sẵn sàng phục vụ và tư vấn cho khách hàng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, Modiaz có thể đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và sẽ khiến doanh nghiệp có thể tự tin đặt logo thương hiệu của mình lên sản phẩm của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét