Tạo nền tảng marketing cho giai đoạn khởi nghiệp với dịch vụ làm video animation

Marketing cho giai đoạn khởi nghiệp cần luôn khi nhớ hai điều sau. Một là sản phẩm tốt là chưa đủ để tạo ra sự thành công. Và không có một sức mạnh truyền thông nào có thể che đậy sự tồi tệ của sản phẩm. Dịch vụ video hoạt hình cũng là một trong những công cụ hỗ trợ tạo nên hiệu quả truyền thông đáng để cân nhắc.

Một chiến lược marketing thành công trong giai đoạn khởi nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sản phẩm, dịch vụ đủ tốt cùng với một kế hoạch truyền thông hiệu quả. Chình vì lý do này, để tạo nền tảng marketing cho các startup, chúng ta cần đạt được sự công nhận của khách hàng và phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp, những phản hồi hay đánh giá nhận xét đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp trong giai đoạn này cần những lời góp ý, nhận xét để hoàn thiện mình hơn là tập trung vào tăng số lượng khách hàng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp càng nhanh chóng nắm bắt được tâm lý của khách hàng và cải thiện chất lượng sản phẩm thì họ càng có nhiều cơ hội thành công và tồn tại lâu dài.


Trong bước đầu tạo nền tảng marketing cho startup, chúng ta sẽ đi qua 7 khía cạnh quan trọng của một chiến lược truyền thông hiệu quả và phù hợp với giai đoạn khởi nghiệp:
  • Growth hacking - Truyền thông trên chính sản phẩm
  • Tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi khách hàng
  • Sử dụng công cụ quảng cáo của Facebook để nghiên cứu về khách hàng mục tiêu
  • Vòng phản hồi của khách hàng
  • Lan toả cảm hứng và tập trung vào đúng đối tượng
  • Điều chỉnh thay đổi thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải một cách phù hợp
  • Sự khác biệt

#1 Growth Hacking: Truyền thông bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp


"Marketing chỉ dành cho những công ty có sản phẩm, dịch vụ tốt" - Fred Wilson

Quan điểm này của Fred Wilson không hoàn toàn đúng, tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hầu hết những startup có chiến dịch marketing thành công đều tập trung làm nổi bật sản phẩm của họ. Dropbox, Hotmail, Mailbox và Snapchat trở nên vô cùng nổi tiếng với hàng triệu người dùng mà gần như không cần bỏ ra một đồng cho marketing. Bí mật của họ là gì? Tạo hiệu ứng lan toả bằng chính sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.

Khả năng của một startup trở nên nổi tiếng phụ thuộc vào 2 biến (2 yếu tố luôn thay đổi): thời điểm và "hệ số lan toả" (ví dụ như số lượng người dùng mới mà mỗi người dùng cũ có thể mang lại). Nếu hệ tố lan toả bằng 1 (mỗi người dùng mang lại một người dùng mới), doanh nghiệp bước đầu đạt được sự tăng trưởng khá tốt, với điều kiện người dùng cũ vẫn duy trì sử dụng dịch vụ. Nếu hệ số này của doanh nghiệp đạt được trên 1.1, doanh nghiệp đã đạt được sức tăng trưởng theo cấp số mũ.

Vậy làm thế nào để marketing ngay trên sản phẩm của bạn?

Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có một sản phẩm dịch vụ riêng, vì vậy không thể có một công thức chung hoàn toàn đúng với tất cả các doanh nghiệp được. Tuy nhiên, một cách tổng quát sẽ có 2 chiến lược cơ bản.

Chiến lược đầu tiên là xây dựng một sản phẩm tốt, đáng được giới thiệu, gợi ý. Nếu mỗi khách hàng tình nguyện giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn cho 2 người mới, doanh nghiệp đã đạt được mức tăng trưởng theo cấp số mũ. Một công cụ cơ bản giúp bạn dễ dàng đo được tỷ lệ khách hàng gợi ý sản phẩm của doanh nghiệp là Net Promote Score, một bài kiểm tra đơn giản giúp bạn đánh giá nhận định của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm trên thang điểm 10. Nếu điểm trung bình của doanh nghiệp bạn nhận được là 9.0, hãy tiếp tục làm tốt những gì mình đang làm, bạn có khả năng đạt được mức tăng trưởng theo cấp số mũ đó.

Chiến lược thứ hai có thể gợi ý cho các startup là đồng nhất Growth hack với một hoặc nhiều kênh thông tin mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nhất để tìm hiểu về sản phẩm của bạn. 

"Để thành công, bạn cần phải có chiến lược marketing sản phẩm đúng con đường mà các khách hàng đã đi để tìm hiểu và mua sản phẩm của bạn" - Brian Halligan, Hubspot

Trong phạm vi sử dụng chiến thuật growth hacking, nếu việc truyền miệng chỉ đem lại sự tăng trưởng trên nền tảng Facebook của doanh nghiệp thì đây sẽ không phải là sự tăng trưởng tốt, trong khi 99% khách hàng tiềm năng của bạn đến từ việc đọc các trang báo B2B chính thống. Nếu doanh nghiệp gặp phải tình huống này, một cách tiếp cận khách hàng thông minh hơn là triển khai các nột dung đã thu hút người xem trở nên chất lượng hơn để mở rộng sử dụng trên các trang báo lớn.

#2 Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi khách hàng: Tăng số lượng người tiếp cận sản phẩm 

Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi khách hàng là một công việc khá phức tạp đằng sau việc tìm hiểu vì sao các khách hàng đã ghé thăm cửa hàng, trang web của bạn không chuyển đổi thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể triển khai một số biện pháp cải thiện hiệu quả trong khâu tư vấn, trao đổi với khách hàng hoặc tăng giá trị của doanh nghiệp để tập trung đẩy mạnh tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Bước đầu tiên để một startup thuyết phục được khách hàng là doanh nghiệp phải hiểu tâm lý và mối quan tâm của các khách vãng lai.

Làm thế nào để xác định đúng mối quan tâm của khách hàng?

Cách nhanh chóng nhất để hiểu vì sao các khách hàng tiềm năng không thực sự trở thành khách mua hàng của doanh nghiệp chính là hỏi trực tiếp. Một số gợi ý công cụ và kỹ thuật mà doanh nghiệp có thể áp dụng là:
  • Sử dụng hộp thoại trực tiếp - một công cụ tuyệt vời cho phép doanh nghiệp nói chuyện trực tiếp với khách hàng ngay trên trang web chính của mình.
  • Gửi thư đề nghị các khách hàng đã ghé thăm, để lại địa chỉ email điền vào một bảng điều tra Google biểu mẫu. Thông thường, bạn sẽ cần chuẩn bị một vài phần quà để tăng sự hấp dẫn, thu hút người tham gia.
  • Đề nghị khách hàng gửi phản hồi, nhận xét khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ trên các diễn đàn, hội nhóm.
Bằng những phương pháp này, hy vọng rằng bạn sẽ nhanh chóng tìm ra được điều gì khiến các khách hàng chưa muốn bỏ tiền ra để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, bạn đã có đủ dữ kiện để triển khai marketing trên website chính bằng cách giải quyết các khúc mắc mà các khách hàng đã gặp phải ngay trên trang web.

Hơn nữa, các startup cần luôn nhớ rằng, việc tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi khách hàng không phải là công việc có thể làm một sớm một chiều. Bạn cần liên tục theo dõi và cải thiện hiệu quả trang web của công ty để đạt tạo được sự tin tưởng, thuyết phục các khách hàng. Đồng thời, hãy luôn ghi nhớ rằng, khi đạt được một "kỷ lục" sẽ luôn có một cơ hội đạt được những thành công lớn hơn sau đó. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp luôn cần cố gắng và chinh phục những đỉnh cao mới.

#3 Quảng cáo Facebook: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng phương pháp phân đoạn thị trường

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Facebook Ads là một công cụ để thu thập thông tin khách hàng. Nhưng trên thực tế đây lại là một công cụ tốt nhất hiện có trên thị trường để tìm hiểu khách hàng. Bạn không cần phải quá chuyên nghiệp ở bước xác định đối tượng người xem bạn muốn hướng tới khi cài đặt quảng cáo. Nếu bạn muốn, bạn có thể cho chạy một đoạn quảng cáo nhắm mục tiêu tới 500 nhóm đối tượng khách hàng hoàn toàn khác nhau. Bằng việc sử dụng công cụ đo lường và theo dõi, bạn sẽ nắm bắt được chân dung và tâm lý khách hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Như vậy, không quá lời khi đánh giá Facebook Ads là cách tốt nhất mà các strartup nắm chắc trong tay để xác định khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, trên phương diện kinh phí, bạn sẽ chỉ cần trả tiền cho từng nhóm đối tượng, nhóm khách hàng hoàn toàn khác nhau mà không sợ bị trùng lặp.

#4 Thiết lập vòng lặp phản hồi khách hàng

Những góp ý và phản hồi mang ý nghĩa đóng góp xây dựng là một nguồn tài nguyên ý tưởng vô cùng quý giá đối với bât kì doanh nghiệp khởi nghiệp nào. Vì vậy, hãy biết tận dụng điều này và biến nó trở thành một quy trình làm việc với khách hàng bài bản, hiệu quả của doanh nghiệp. Ý tưởng vòng lặp phản hổi khách hàng này bắt nguồn từ tác giả Eric Ries trong cuốn "The Learn Startup" của ông.

dich-vu-lam-video-animation

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ hời hợt gửi một form mẫu feedback và yêu cầu khách hàng điền thì những góp ý này chưa chắc đem lại sự hiệu quả như mong đợi. Một cách bài bản và nâng cao hơn, hãy đi gặp khách hàng trực tiếp và tìm hiểu về thói quen của họ. Từ đó tìm ra lý do vì sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn và họ tìm thấy bạn qua kênh thông tin nào.

#5 Lan toả cảm hứng: Tập trung vào đúng đối tượng

Nhiều marketer thiếu kinh nghiệm đã phạm phải sai lầm khi tập trung đánh vào thị trường lớn quá sớm. Lý do vì sao cách triển khai này thường đem lại thất bại là vì phần lớn khách hàng phổ thông sẽ không dễ dàng thay đổi thói quen của họ và càng không thể nhanh chóng thích ứng với những sản phẩm/dịch vụ mới lạ mà không có sự uy tín, tín nhiệm của những người đã từng sử dụng trước.

Đã có thử nghiệm và chứng minh được rằng khi hiển thị thêm số lượng like và số người dùng bên cạnh nút đăng nhập, một lượng đăng nhập mới trên trang tăng vọt bất ngờ. Nếu bạn muốn chiếm lĩnh được một thị trường lớn, chiến lược quảng bá sản phẩm và chăm sóc khách hàng cần phải thu hút được những người có tầm ảnh hưởng và những khách hàng đầu tiên sớm chấp nhận và sử dụng sản phẩm của bạn. Sau khi bạn đã có một lượng khách hàng thân thiết và những người có tầm ảnh hưởng tin dùng, đây mới là lúc doanh nghiệp bước chân ra thị trường lớn hơn.

#6 Điều chỉnh, thay đổi thông điệp bạn muốn truyền tải một cách phù hợp

Nếu bạn muốn truyền cảm hứng cho một ai đó hành động, bạn cần phải bắt đầu với việc giải thích vì sao bạn lại làm như vậy thay vì nói bạn đang làm gì và làm như thế nào. 

Apple là một ví dụ điển hình cho một công ty chuyên kinh doanh "vì sao". Apple thách thức mọi chuẩn mực đã có bằng mọi thứ họ thực hiện - MacBooks, iTunes và iPads chỉ là những sản phẩm cho thấy cách họ làm những điều phi thường như thế nào. Ngược lại, Dell lại không có cái "vì sao" ấy - họ chỉ kinh doanh loại máy tính tốt, hợp lý. Trong khi Apple không ngừng cố găng cải thiện trải nghiệm người dùng một cách tối ưu nhất, Dell tập trung vào phần cứng, RAM. Đây cũng chính là lý do giải thích cho hình ảnh người người xếp hàng dài để chờ mua sản phẩm của Apple.

Nhìn lại với trường hợp của startup, liệu bạn đã truyền tải được thông điệp vì sao doanh nghiệp của bạn tồn tại? Doanh nghiệp bạn đã biết cái "vì sao" của mình? Nếu chưa, đây là một bước vô cùng quan trọng mà bạn cần thực hiện và không nên bỏ qua.

#7 Tạo ra sự khác biệt trong marketing

Nhiều nghiên cứu đã dự báo trong thời gian tới, trung bình mỗi người sẽ xem được khoảng 1000 đến 5000 quảng cáo một ngày tuỳ thuộc vào nơi chúng ta sống. Làm thế nào để bạn trở nên nổi bật giữa rừng quảng cáo chật ních này?

Đáp án là hãy trở thành người dẫn đầu, đừng để bị thị trường dẫn dắt. Bộ não của chúng ta đều có phương thức làm việc chung, đó là nhóm các thông tin tương tự nhau thành một nhóm (quy trình Gestalt). Chính vì thế, những thứ có tính chất và nội dung tương đồng nhau thường tạo ra ít sự tác động và kém ấn tượng. Hành động này không chỉ mang lại cho các khởi nghiệp lợi thế người tiên phong mà còn cho thấy sự đối lập của doanh nghiệp với những đối thủ trên thị trường. Vì vậy, hãy áp dụng công thức này cho mọi chiến lược từ vi mô đến vĩ mô của doanh nghiệp, đảm bảo rằng sẽ tạo sự hiệu quả đặc biệt đáng ngạc nhiên đó!

dich-vu-lam-video-animation

Trong bước đầu tạo nền tảng chiến lược marketing cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp, bạn hãy lưu ý và làm theo 7 bước trên để có một nền tảng truyền thông vững chắc, đúng hướng và tiết kiệm.  Cùng với đó, một trong những định dạng video phù hợp  nhất cho các startup là dịch vụ làm video animation. Bên cạnh đó, cũng có một số loại video marketing "ngon - bổ - rẻ" khác mà các doanh nghiệp mới có thể tham khảo.

Với vai trò như một phòng media thuê ngoài, Modiaz có đội ngũ nhân sự tài năng, trẻ trung sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Xem thêm: Video giới thiệu sản phẩm: Cần thiết hay lãng phí?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét